Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2019

5 loại trà - bạn đã từng thưởng thức chưa?

  • Trà Trắng- White tea
 
Trà trắng thực chất là trà chưa qua chế biến hoặc chỉ được sơ chế đơn giản. Loại trà này được thu hoạch và để khô tự nhiên hoặc sấy bằng máy nếu thời tiết không ủng hộ. Lá trà trắng có hình dáng tự nhiên. Trong khoảng thời gian vài ngày để làm khô lá trà, quá trình Oxy hóa tự nhiên xảy ra làm thay đổi sắc tố của lá. Ví dụ như trà Bai Mudan sau khi sấy khô thường cho ra những màu lá khác nhau như xanh, nâu và trắng. Trà trắng- White tea khi hãm sẽ cho màu nước trà thành phẩm màu xanh lá cây hoặc vàng nhạt với hương thơm tinh tế.
  • Trà xanh- Green tea
 
Trà xanh được thu hoạch, làm héo và cuộn lại. Trong quá trình sản xuất không nảy sinh hiện tượng Oxy hóa bởi nhiệt năng sinh ra trong khi cuộn lá đã ngăn chặn hiện tượng này. Lá trà xanh tươi được hấp hoặc xao trong chảo nóng để ngăn cản các enzyme làm đổi màu lá. Lá trà vừa được cuộn và sấy cho tới khi khô hoàn toàn. Hương vị và màu nước trà xanh thay đổi tùy thuộc vào quá trình hấp hoặc xao trà.
  • Trà Oolong
 
Trà Oolong có thể được coi là loại trà mất nhiều thời gian để làm nhất. Nó cần đến tất cả 5 bước cơ bản trong chế biến trà và khá cầu kì trong quá trình Oxy hóa. Định nghĩa trà Oolong là một phạm trù khá rộng bởi tất cả các loại trà được Oxy hóa từ 8%-80% và có màu nửa xanh lá cây nửa đen đều được gọi là trà Oolong. Quá trình oxy hóa trà Oolong được lặp đi lặp lại nhiều lần cho tới khi hương vị trà ổn định. Trà Oolong thành phẩm có hương vị phức tạp hơn nhiều so với trà xanh và trà trắng, cũng chính bởi hương vị phong phú của nó, trà Oolong khá phù hợp cho những người mới thưởng trà.
  • Trà đen- Black tea
 
Trà Đen cũng được trả qua 5 bước cơ bản như trà Oolong nhưng được Oxy hóa hoàn toàn và tất cả quá trình được làm xong trong vỏn vẹn một ngày. Nước trà đen thành phầm thường có màu nâu sẫm hoặc đỏ đậm. Đây là loại trà có hương vị mạnh mẽ nhất so với các loại trà còn lại. Ứng dụng phổ biến nhất của trà đen là để pha trà sữa hoặc trà nền nói chung.
  • Trà Phổ Nhĩ- Pu'erh Tea
 
Cách làm ra trà Phổ Nhĩ gần như là một nghệ thuật hoàn toàn khác biệt. Quá trình đầu tiên của trà Phổ Nhĩ cũng gần tương tự như trà Xanh: thu hoạch, làm héo và cuộn lại; nhưng trước khi được sấy khô lá trà được ép thành từng bánh theo khuôn có sẵn và để lên men theo thời gian. 
Trong quy trình sản xuất trà Phổ Nhĩ không có quá trình sấy mà chỉ có làm khô bằng cách phơi dưới ánh nắng mặt trời. Các enzym trong trà không bị diệt hoàn toàn mà sẽ tham gia vào quá trình lên men khi lưu trữ. Quá trình lưu trữ trà Phổ Nhĩ có thể kéo dài đến 100 năm. Đây là cách làm cổ truyền hàng nghìn năm tại Phổ Nhĩ, người ta gọi là trà Phổ Nhĩ sống.
Phổ Nhĩ chín có lịch sử ngắn hơn rất nhiều, từ năm 1974, khi người ta muốn rút ngắn nhiều năm lưu trữ còn vài tháng bằng cách can thiệp kỹ thuật khoa học hiện đại, lên men cưỡng bức trong nhà máy.
Cả Phổ Nhĩ chín và sống đều có hương vị độc đáo riêng. Những người mới uống sẽ thích phổ nhĩ chín, nhưng người uống trà lâu hơn sẽ thích lưu trữ và khám phá hương vị Phổ Nhĩ sống thay đổi theo thời gian.
Vì cả hai loại đều được đóng thành bánh nên nhiều người mặc định trà phổ nhĩ là loại trà bánh, nhưng thật ra bản chất của nó là trà rời, sau khi bán mới được đóng lại để tiện lưu trữ và chuyên chở. Ngoại hình của Phổ Nhĩ không hề quyết định chất lượng của trà.
Xem thêm: chi phi mo quan cafe / set up quán cafe / thiết kế quán cafe trọn gói / những điều cần biết khi mở quán cafe / chi phí mở quán cafe nhỏ / mở quán cafe cần gì / mở quán cafe cần bao nhiêu vốn / setup quán cafe vintage / tư vấn setup quán cafe / mô hình quán cafe nhỏ đẹp / thiết kế quán cafe giá rẻ hà nội.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét